|
Nguồn nước kênh Bến Đ́nh (TP.Vũng Tàu) đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tống nước thải trực tiếp xuống kênh. Ảnh: Quang Đạt | Theo quy định, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trước khi đi vào hoạt động tùy theo quy mô phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường…. Thế nhưng, hầu hết cơ sở sản xuất dọc tuyến kênh Bến Đ́nh đều không có những thủ tục này nhưng vẫn tồn tại.
Dọc tuyến kênh Bến Đ́nh hiện có 14 cơ sở sản xuất đang hoạt động có xả thải xuống kênh; trong đó có 13 cơ sở có quy mô sản xuất thuộc thẩm quyền quản lư nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND TP. Vũng Tàu (theo phân cấp Luật bảo vệ môi trường 2005). Trong số 14 cơ sở đang hoạt động chỉ có 4 đơn vị lập thủ tục về môi trường và chỉ có Xí nghiệp chế biến thủy sản 01 thuộc Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo đă đầu tư và vận hành hệ thống xử lư nước thải tập trung đạt quy chuẩn. Các cơ sở c̣n lại đều có “bệnh” chung là không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng kư chủ nguồn thải chất thải nguy hại, không đủ khả năng đầu tư hệ thống xử lư chất thải…
|
Kênh Bến Đ́nh đang trở thành "ḍng kênh chết" v́ sự thờ ơ của người dân, doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. |
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, tại đây, có 9 cơ sở sản xuất hải sản với công suất dưới 100 tấn/năm không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; 2 cảng cá là Incomap và Bến Đá trực thuộc Công ty cổ phần Dịch vụ hậu cần thủy sản xả nước thải chưa qua xử lư trực tiếp xuống kênh; Xí nghiệp cơ khí tàu thuyền (thuộc Công ty cổ phần Dịch vụ hậu cần thủy sản) đă hoạt động từ lâu nhưng vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lư nước thải theo quy định. Đặc biệt, tại đây c̣n có một trạm trung chuyển rác thải đô thị của Công ty cổ phần dịch vụ môi trường và Công tŕnh đô thị TP. Vũng Tàu vẫn để nước rỉ rác chảy xuống kênh.
Về quản lư chất thải nguy hại, trong 14 cơ sở sản xuất cũng chỉ mới có 4 doanh nghiệp đăng kư chủ nguồn thải, c̣n lại đều không đăng kư và quản lư chất thải nguy hại không đúng quy định (để ngoài trời, bỏ chung với chất thải sinh hoạt…).
Ngoài ra, rác, nước thải từ tàu thuyền, chợ và các hộ dân sống xung quanh, c̣n có 4 tuyến cống thoát nước lớn của Vũng Tàu đổ trực tiếp ra kênh. Để cải tạo môi trường cho ḍng kênh này, ông Lê Văn Sâm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, ngoài việc hạn chế các nguồn ô nhiễm đổ vào kênh, đề nghị UBND tỉnh giao cho UBND TP. Vũng Tàu tăng cường kiểm tra và xử lư các vi phạm về bảo vệ môi trường. Với các cơ sở không thiện chí đầu tư khắc phục ô nhiễm cần phải đề xuất UBND tỉnh tạm đ́nh chỉ hoạt động. Đây chính là là một trong những giải pháp nhằm bảo vệ tuyến kênh quan trọng trong hoạt động đường thủy của tỉnh, tránh trở thành “túi” chứa nước thải.
QUANG NGUYỄN |